Bên cạnh các phương pháp niềng răng mặt ngoài thông thường sử dụng các loại mắc cài bằng inox hoặc kim loại làm cho bệnh nhân mất tự tin và mặc cảm trong quá trình điều trị, ảnh hưởng đến giao tiếp. Ngày nay, kỹ thuật y học đã phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều với các phương pháp niềng răng hiện đại hơn như niềng răng mắc cài mặt trong, niềng răng không mắc cài… Niềng răng mặt trong là một phương pháp vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho khách hàng trong thời gian điều trị vừa đảm bảo chức năng ăn nhai và hiệu quả cho một hàm răng đều đặn. Niềng răng mắc cài mặt trong giá bao nhiêu ? (chi phí niềng răng mặt trong giá bao nhiêu) và hiệu quả như thế nào luôn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.
Niềng răng mặt trong là gì?
Niềng răng mặt trong là kỹ thuật dùng các mắc cài để gắn chỉnh lên mặt trong của răng nên có thể che giấu mắc cài rất tinh tế mà không ảnh hưởng đến hiệu quả của ca niềng răng.
Ưu điểm và hạn chế của niềng răng mặt trong
Ưu điểm:
– Đảm bảo tính thẩm mỹ trong thời gian chỉnh nha, từ đó khách hàng sẽ tự tin hơn trong quá trình giao tiếp.
– Chi phí niềng răng không quá đắt đỏ so với niềng răng không mắc cài.
Hạn chế:
– Trong thời gian mang mắc cài bệnh nhân sẽ khó khăn hơn trong việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng.
– Có gây cảm giác đau buốt cho bệnh nhân trong 3-5 ngày điều trị đầu tiên nhưng cảm giác đó sẽ biến mất khi bệnh nhân quen với mắc cài.
Niềng răng mắc cài mặt trong giá bao nhiêu ?
Niềng răng mặt trong mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là tính thẩm mỹ rất cao. Có thể nói đây là là kĩ thuật niềng răng tương đối khó, bác sĩ thực hiện phải là người giỏi, có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm mới thực hiện mang lại hiệu quả cao. Hiện nay chi phí niềng răng mặt trong dao động khoảng từ 90 đến 120 triệu.Mức chi phí này có thể sẽ thay đổi tùy theo tình trạng răng cần niềng và tình hình sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy đến nha khoa uy tín chất lượng để thăm khám và được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
Quy trình niềng răng mặt trong
Quy trình niềng răng mặt trong cũng như các phương pháp niềng răng thông thường, bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân như thế nào trong thời gian niềng răng, để xem bệnh nhân có gặp phải các vấn đề bệnh lý về răng miệng hay không, nếu có bác sĩ sẽ xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
Bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng và răng để loại bỏ các chất tồn đọng trong răng và ngăn ngừa các bệnh răng miệng sau này.
Bước 2: Bác sĩ dùng máy kỹ thuật số 3D Cone beam CT để chụp phim cho bệnh nhân. Khâu này rất quan trọng vì khi chụp phim bác sĩ sẽ nắm rõ tình trạng xương hàm, cung hàm và toàn bộ răng để từ đó nhận định tình trạng chung về răng của bệnh nhân và phác đồ điều trị thích hợp.
Bước 3: Sau đó bác sĩ sẽ dùng phần mềm V-ceph để nắm rõ tình trạng răng, cung hàm để lấy mẫu dấu hàm thiết kế mắc cài. Khâu này cần phải thực hiện chính xác để khi gắn vào mắc cài mặt trong tương ứng với cung hàm cho kết quả chính xác hơn.
Bước 4: bác sĩ gắn mắc cài, mang dây cung và thun liên hợp cho bệnh nhân.
Bước 5: bác sĩ kiểm tra lần cuối cùng và đặt lịch tái khám để bệnh nhân điều chỉnh mắc cài cho phù hợp và tương thích với khả năng dịch chuyển răng.
Trong thời gian này bệnh nhân phải được mang khí cụ mặt ngoài để tăng lực kéo của dây cung.
Sau khi hoàn tất bệnh nhân có thể ra về và thực hiện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, đồng thời chăm sóc răng miệng cho hiệu quả.